Trang chủ / Blog / Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) – Hiểm họa lớn trong nuôi tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) – Hiểm họa lớn trong nuôi tôm


Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) – Hiểm họa lớn trong nuôi tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loài ký sinh trùng nội bào thuộc họ Microsporidia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Loài ký sinh trùng này gây ra hiện tượng chậm lớn và suy dinh dưỡng ở tôm. Điều đáng lo ngại là hiện chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cho EHP, nên biện pháp quan trọng nhất là phòng ngừa và kiểm soát lầy lan.

EHP là gì và tại sao nó nguy hiểm?

EHP ký sinh chủ yếu trong tế bào gan tụy ở tôm – cơ quan quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Mặc dù không gây chết tôm trực tiếp, nhưng EHP làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng chậm lớn, tôm còi cọc và giảm năng suất.

Ngoài ra, EHP có khả năng lây lan nhanh qua môi trường nước, thức ăn và phân tôm bị nhiễm, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong ao nuôi.
Hình 1: Cấu tạo EHP 

Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm EHP

Những biểu hiện khi tôm bị nhiễm EHP bao gồm:

  • Tôm chậm lớn, còi cọc: Tôm không đạt được trọng lượng mong đợi dù đã đến kỳ thu hoạch.
  • Gan tụy sưng và biến dạng: Gan tụy bị sưng to, chuyển sang màu trắng nhợt.
  • Tôm yếu, bỏ ăn: Tôm nhiễm EHP thường có biểu hiện bỏ ăn hoặc ăn rất ít.
  • Không biểu hiện rõ rệt ngoài cơ thể: Khó phát hiện EHP bằng mắt thường do nó không gây biểu hiện ngoại cơ thể.Hình 2: Biểu hiện tôm nhiễm EHP, Kích thước không đồng đều, bị bội nhiễm các bệnh khác. 

Cách xử lý khi tôm bị nhiễm EHP

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cho EHP. Tuy nhiên, những biện pháp sau đây có thể giúp giảm thiệt hại:

  1. Quản lý chất lượng nước và thức ăn:
    1. Giữ môi trường nước đạt chuẩn, loại bỏ nguyên nhân nước bị nhiễm bẩn.
    2. Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, không nhiễm bẩn hoặc mốc.
  2. Bổ sung men vi sinh và probiotics:
    1. Bổ sung các loại chế phẩm sinh học và probiotics vào thức ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho tôm.
  3. Xử lý môi trường ao nuôi:
    1. Sau mỗi vụ thu hoạch, làm sạch đáy ao, phơi ao để loại bỏ mầm bệnh còn lại.
    2. Thay nước định kỳ và xử lý phân tôm đúng cách nhằm hạn chế bào tử EHP.

Phòng ngừa EHP trong nuôi tôm

  1. Quản lý chất lượng nước chặt chẽ:
    1. Thường xuyên kiểm tra các thông số như pH, oxy hòa tan, độ mặn.
    2. Lấy mẫu nước kiểm tra để phát hiện bất thường kịp thời.
  2. Sử dụng giống tôm sạch bệnh:
    1. Chọn giống tôm từ những đơn vị uy tín, đã được kiểm tra không nhiễm EHP.
  3. Cách ly và kiểm soát lây nhiễm:
    1. Cách ly ao bị nhiễm bệnh để tránh lây lan sang các ao khác.
    2. Thực hiện xử lý đáy ao triệt để sau thu hoạch.

Sống chung cùng EHP

Do chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, việc sống chung cùng EHP là thách thức nhưng cũng là giải pháp thực tế hiện nay. Quản lý tốt môi trường ao nuôi, duy trì sức khỏe tôm bằng chế độ dinh dưỡng và các biện pháp sinh học có thể giúp hạn chế tác động xấu từ bệnh.!

Hãy lên kế hoạch phòng ngừa ngay hôm nay để giảm thiểu nguy cơ nhiễm EHP và đảm bảo mùa vụ bội thu.
BIOLIFE- Công ty nhập khẩu và phân phối các sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

 


Giải Pháp Mới Ngăn Chặn Ký Sinh Trùng EHP Trong Nuôi Tôm Bằng Chiết Xuất Thanh Hoa Hoa Vàng