Lịch sử hình thành:

Thủy sản Việt nam trong hơn 10 năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới. Trong đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam được coi là tiến bộ nhanh nhất, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là vùng dân nghèo ven biển, vùng sâu vùng xa, hải đảo…Từ đó tiến tới sự ổn định các mặt của xã hội.

Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế -xã hội nhất là với một nước nghèo đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Việc phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản thay thế cho khai thác hải sản đã phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam, tiến tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển tự nhiên của đất nước.

Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn không ít những khó khăn và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển, vùng sinh thái, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ chưa cao, nhiều nơi sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát không quy hoạch dẫn đến môi trường nuôi dần suy thoái, dịch bệnh phát sinh khó kiểm soát, ảnh hưởng đến hiệu quả các vụ nuôi sau, đồng thời chất lượng, sản lượng thu hoạch giảm gây khó khăn trong tiêu thụ và xuất khẩu.

Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê,...) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42- . Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải ra trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si 27.842mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO4 1,8mg/kg, bùn thải đáy ao nuôi cá tra có thành phần pH 4,37-5,39, TOC 1,56-1,89%, tích tụ khoảng 24% nitơ và 24% phốt pho, trong bùn đáy ao nuôi tổng N 0,131-0,186%, tổng P 0,124-0,181%… là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l), coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Nước thải nuôi cá trê lai có thành phần BOD5 56mg/l, COD 118mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l. Nước thải nuôi cá tra có thành phần BOD5 50mg/l, COD 112mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17 mg/l. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2-3 vụ/năm, nuôi cá 1-2 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh.

Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các mặt hàng thực phẩm thủy sản là phải an toàn, chất lượng, đòi hỏi người nuôi thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh, tạo môi trường nuôi tối ưu nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh, tăng năng suất đối với các sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế.

Nhìn nhận việc ứng dụng các chế phẩm sinh học (CPSH) trong nuôi trồng thủy sản là chìa khóa góp phần cho sự thành công của nghề nuôi trồng thủy sản thời hội nhập. Các sản phẩm ứng dụng này có thể xử lý môi trường nuôi sạch - an toàn, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh,  rút ngắn thời gian nuôi, nâng cao hiệu quả.

Với mục đích tìm kiếm những sản phẩm mới – chất lượng tốt – giá thành thấp – phù hợp sinh thái tại Việt Nam. Từ những năm 2014 các thành viên công ty đã liên kết và làm văn phòng đại diện cho những công ty lớn tại Hàn Quốc như SOMA, CALS,... để đưa về Việt Nam các sản phẩm chế phẩm vi sinh tốt phục vụ trong nuôi trồng thủy sản.

Sau khi hoàn thiện và đa dạng các sản phẩm trong danh mục kinh doanh. Chính thức tháng 04 năm 2018, Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Biolife đã đi vào hoạt động.

 

Phương châm hoạt động:

Giá trị cốt lõi: