NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG
Tình trạng nắng nóng kéo dài gây ra nhiều biến động đến môi trường ao nuôi tôm: biến động nhiệt độ nước, pH, độ mặn trong ao,…
Những biến động thời tiết làm cho tôm nuôi dễ bị sốc, sức khỏe yếu. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh: bệnh phân trắng, đỏ thân, đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy gây ra nhiều thiệt hại cho bà con.
Mùa nắng nóng bà con nuôi tôm cần lưu ý những gì, giải pháp chăm sóc và phòng bệnh cho tôm trong mùa nắng nóng như thế nào để hạn chế thiệt hại, năng cao năng suất cho bà con, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Nắng nóng ảnh hưởng đến tôm nuôi như thế nào?
Thời tiết nắng nóng gây gắt làm mực nước trong ao nuôi giảm do nước bốc hơi nhanh, làm độ mặn trong ao tăng cao. Đồng thời đôi khi xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa làm ao nuôi có nhiều biến động: pH, kiềm, nhiệt độ thay đổi đột ngột, phân tầng,…đó là những nguyên nhân dẫn đến tôm yếu, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
Tôm sinh trưởng, phát triển tốt trong điều nhiệt 26-32oC. Khi nhiệt độ quá cao trên 33oC, hàm lượng oxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều oxy dẫn đến tôm dễ bị nổi đầu, thiếu oxy vào ban đêm. Đặc biệt sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm đang lột xác sẽ chậm cứng vỏ, yếu ớt, ao tôm bị hao hụt nhiều,…
Nhiệt độ tăng cao tôm hoạt động nhiều, dẫn đến mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, lượng chất thải nhiều hơn. Môi trường phú dưỡng hơn, tảo phát triển mạnh: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,… màu nước trở nên đậm dễ dẫn đến tảo tàn, sẽ xảy ra các vấn đề: thiếu oxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc: H2S, NO2, CO2, NH3…gây chết tôm hàng loạt.
Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong ao phát triển mạnh mẽ gây bệnh cho tôm: bệnh phân trắng, đỏ thân, đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy,…
Chăm sóc và phòng bệnh cho tôm trong mùa nắng nóng
Để đảm bảo độ sâu của ao nuôi nên duy trì mực nước trên 1.5m để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ ngày và đêm giúp tôm không bị sốc khi môi trường nước thay đổi
Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cung cấp oxy: quạt nước, hệ thống sục khí đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ao nuôi, duy trì mức oxy trên 4ppm. Đảm bảo sự luân chuyển, đảo nước từ tầng mặt đến tầng đáy hạn chế sự phân tầng nhiệt độ.
Che lưới lan chống nóng cho tôm làm giảm lượng nhiệt và ánh sáng chiếu trực tiếp lên mặt ao. Làm chậm tốc độ phát triển của tảo.
Điều chỉnh giảm lượng thức ăn cho tôm vào cử trưa hạn chế dư thừa thức ăn, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Khi thời tiết nắng nóng đôi khi xuất hiện những cơn mưa lớn đột ngột làm cho môi trường nước thay đổi trong cơn mưa hoặc sau cơn mưa cần bón 40kg/1000m3 vôi CaCO3.
Hàng ngày quan sát tôm liên tục, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường: pH, kiềm, oxy, khí độc NH3, NO2,…để xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại mức thấp nhất.
Khi nước ao có xu hướng chuyển sang màu xanh đậm hoặc nâu đậm cần thay nước 20-30% hoặc châm thêm nước vào lúc chiều mát.
Kiểm tra thường xuyên các chỉ số, các loại tảo trong ao, để kịp thời xử lý.
Tạt men vi sinh ổn định môi trường, kiểm soát tảo và hạn chế khí độc bùng phát trong ao nuôi tôm.
Định kỳ hỗ trợ bổ sung men tiêu hóa, giải độc gan, vitamin tổng hợp,...
Một số sản phẩm hổ trợ nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Biolife:
- Xử lý môi trường:
- Men vi sinh Bio-clean: Làm sạch lợn cợn, sạch nước, sạch đáy.
- Men vi sinh Bio-Nitrit: Hạ nhanh khí độc NO2, NH3.
- Men vi sinh Bio-Algae: Tiêu diệt tảo lam và làm sạch xác tảo.
- Hỗ trợ tiêu hóa và làm vỏ:
- Men vi sinh Bio-Lactomin: Tiêu hóa nhanh, đường ruột to khỏe, giảm FCR.
- Khoáng ion Bio-Fasmine: Làm cứng vỏ cấp tốc, hạn chế lột dính đuôi, phục hồi nhanh tổn thương vỏ.
Mọi yêu cầu về thắc mắc về sản phẩm vui lòng liên hệ nhà phân phối độc quyền của WANGFA tại Việt Nam:
Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Biolife
Địa chỉ: 36/23 Đường Thạnh Xuân 24, phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. HCM
Điện thoại: 0866993699
Email: congtybiolife@gmail.com; info@biolifeco.vn
Website: biolifeco.vn
- Carbon (C) và vai trò của Carbon trong hệ sinh thái dưới nước (13.05.2023)
- Tổng quan về Vibrio (13.05.2023)
- Nuôi tôm cần những gì? (13.05.2023)
- CÁC LOẠI NẤM GÂY HẠI TRÊN TÔM CÁ PHẦN 1 (10.05.2023)
- Peptide kháng khuẩn (06.05.2023)
- Enzyme và những vai trò của chúng trong nuôi trồng thuỷ sản (06.05.2023)
- MƯA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ TÔM. (05.05.2023)
- NẤM MEN - BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA? (04.05.2023)
- STRESS Ở TÔM (04.05.2023)
- Vi sinh vật - Chu trình Nito trong ao nuôi. (04.05.2023)
- Điểm tin tháng 4: Biolife giới thiệu giải pháp kiểm soát Vibrio tại hội chợ Vietshrimp. (04.05.2023)
- Khoáng – Yếu tố mấu chốt trong quá trình lột xác ở tôm. (13.03.2023)