36/23 Thạnh Xuân 24, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh 08 6699 3699 (di động)
tiwtter.com
Banner mobi

08 6699 3699 (di động)

CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

1. Chế phẩm sinh học có những loại nào?

Trong nuôi tôm chế phẩm sinh học được chia thành hai loại: chế phẩm sinh học xử lý cải tạo môi trường và chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn.

Nhóm chế phẩm sinh học cho vào ao nuôi để xử lý môi trường: có thành phần là các loại vi khuẩn có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân huỷ các hợp chất hữu cơ lơ lửng, lắng tụ được tạo ra trong quá trình nuôi tôm: Nhóm vi khuẩn có tác dụng phân giải hữu cơ, giảm NH3.Bacillus   Subtilus; Bacillus   Polymyxa; Bacillus   Criculans; Bacillus   Laterosporus; Bacillus   Licheniformis; Bacillus  pumilus; Bacillus acidophilus; Bacillus megaterium; Nhóm vi khuẩn có tác dụng giảm mật độ tảo: Rhodococcus  sp;  Rhodococcus sp; Nhóm vi khuẩn có tác dụng giảm khí NO2: Nitrosomonas sp; Nitrobacter  sp; Nhóm vi khuẩn có tác dụng giảm khí H2S: Denitrificans  thiobacillus; Paracoccus  pantotrophus; Bacillus  mojavensis.

Những nhóm chế phẩm sinh học có thể trộn vào thức ăn: có tác dụng tăng khả năng hấp thụ thức ăn, cải thiện hệ men và vi khuẩn có lợi ở đường ruột đồng thời kìm hãm sự phát triển, gây hại của vi khuẩn trong ruột. Là sản phẩm chứa loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus và một số enzyme.

2. Tác dụng của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Phân giải thức ăn dư thừa và chất thải giúp đáy ao sạch. Cải thiện môi trường cho tảo phát triển ổn định để tăng hàm lượng ôxy trong ao. Cung cấp vi khuẩn có lợi nhằm cạnh tranh thức ăn với vi khuẩn hại giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và tỷ lệ sống sót cao hơn. Tạo nguồn thức ăn tự nhiên khiến hệ số chuyển đổi thức ăn thấp, tiết kiệm thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế. Giảm ức chế cho tôm, tôm sẽ đề kháng bệnh tốt hơn.

3. Sử dụng chế phẩm sinh học hiệu quả

Để sử dụng chế phẩm sinh học có hiệu quả, người nuôi nên tuân thủ các bước sau:

- Hòa loãng chế phẩm sinh học bằng nước trong ao nuôi, cho vào xô, thau sau đó sục khí 4-5 giờ đến khi nước có mùi chua hay pH giảm thì tiến hành đem bón. Đa số chế phẩm sinh học thuộc vi khuẩn hiếu khí, do đó khi đưa xuống ao nuôi phải tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đặc biệt là đáy ao để quá trình tăng sinh và hoạt động phân hủy của các vi khuẩn có lợi được thuận lợi.

- Định kỳ sử dụng trong suốt quá trình nuôi, thông thường 7-10 ngày sử dụng một lần đối với loại xử lý môi trường và luân phiên sử dụng 5 ngày sau đó ngừng 5 ngày đối với loại cho vào thức ăn. Lần đầu tiên sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay khi đã lên màu. Liều lượng sử dụng phải theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao, nước nhiều cặn bã, nước phát sáng, chế phẩm sinh học được sử dụng sớm hơn so với bình thường với liều lượng tăng gấp 2 lần so với yêu cầu. Không sử dụng chế phẩm sinh học cùng với các loại hóa chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine, kháng sinh. Đồng thời không sử dụng chế phẩm sinh học khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hoặc trong cơ thể tôm. Chế phẩm sinh học sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng khoảng 2-4 ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường.

Nguồn: (Hồng Minh - ngheandost.gov.vn)

Chia sẻ:
VIDEO CLIP
Fanpage
Copyrights © 2018 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BIOLIFE. All rights reserved.
Zalo
skype